DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỘI CHỨNG ĐAU CỔ VAI GÁY
Đau Cổ Vai Gáy là hội chứng rối loạn cơ - xương thường gặp nhất hiện nay. Dù các triệu chứng đi kèm có biểu hiện khác nhau nhưng cơ bản nhất có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng cổ gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như bị điện giật. Cảm giác đau tăng mạnh khi ấn vào các đốt xương ở vùng cổ. Cơn đau có thể lan truyền đến vùng thái dương, mang tai, đỉnh đầu hoặc lan xuống hai tay.
- Đau có tính chất cơ học, tức là cơn đau tăng lên khi đứng, đi, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi & cơn đau giảm xuống khi chúng ta nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng lên khi chúng ta vận động nặng, khi thời thiết thay đỏi hoặc khi bị trầm cảm, mệt mỏi.
- Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài).
Nếu cơn đau mỏi chỉ xuất hiện trong 1 - 2 ngày rồi hết thì thường là do chúng ta nằm hoặc ngồi sai thư thế. Nhưng nếu cơn đau đó kéo dài qua nhiều ngày thì chúng ta nên hết sức cẩn trọng, vì đó chính là dấu hiệu của Hội chứng đau Cổ Vai Gáy.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỘI CHỨNG ĐAU CỔ VAI GÁY
Đau Cổ Vai Gáy có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường bắt nguồn từ những nguyên nhân chính như sau:
- Yếu tố Cơ học: Do lao động nặng hoặc do lặp lại động tác nhiều lần, do chấn thương, do thói quen sinh hoạt sai tư thế (như ngồi máy tính trong thời gian kéo dài, lái xe, thợ may, xem điện thoại, ti vi, nằm nghiêng một bên quá lâu...). Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau Cổ Vai Gáy.
- Yếu tố Bệnh lý: Thoái hóa - thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, hẹp ống sống, u đỉnh phổi, cong vẹo cột sống cổ, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ có thể là nguyên nhân dẫn đến đau cổ vai gáy dai dẳng, kéo dài lâu khỏi. Đặc biệt có những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đi kèm: tê đau lan xuống tay, yếu tay, teo cơ...
- Yếu tố Căng thẳng, stress: Điều chúng ta ít ngờ tới là đau cổ vai gáy cỏ thể xảy ra khi công việc căng, thường xuyên thức khuya. Nguyên nhân là do khi đầu óc căng thẳng, các vùng cơ & các dây thần kinh xung quanh cổ vai gáy cũng bị căng theo. Hơn nữa cổ - vai - gáy là con đường "huyết mạch" duy nhất đưa các xung truyền thần kinh đi xuống các bộ phận. Vì vậy, chúng nhạy cảm & dễ bị tổn thương hơn những bộ phận khác trên cơ thể.
- Yếu tố Thời tiết: Thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển xuống thấp hoặc khi ngồi trước quạt hay máy lạnh, dầm mưa lâu hoặc tăm ban đêm sẽ làm giảm lượng ô xy cung cấp tới các tế bào, làm thiếu máu cục bộ ở các cơ. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau cổ vai gáy. Do vùng cơ ở đây là vùng cơ hoạt động thường xuyên nhất trên cơ thể nên việc đau cổ vai gáy là điều khó tránh khỏi.
- Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh xương khớp càng cao. Do vậy nguy cơ mắc bệnh đau cổ vai gáy cũng tăng lên.
ĐAU CỔ VAI GÁY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bệnh đau cổ vai gáy lúc ở giai đoạn đầu thường tiến triển chậm, chỉ gây ra những cơn đau nhẹ & thoáng qua, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nên rất dễ bị bỏ qua. Nhưng theo thời gian, càng về sau thì cơn đau sẽ càng tăng lên về mức độ, cường độ & thời gian gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt.
Một số trường hợp có thể kèm theo tê cứng cơ, tê đau lan truyền lên thái dương, mang tai, đỉnh đầu hoặc lan xuống cánh tay, cẳng tay, ngón tay. Bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động. Kèm theo đó là những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai...
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như rối loạn cảm giác, teo cơ, bại liệt, hẹp ống sống hay thiểu năng tuần hoàn não...
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ĐAU CỔ VAI GÁY
Tùy vào dấu hiệu, nguyên nhân mà chúng ta áp dụng những biện pháp phù hợp để khắc phục hiện tượng đau cổ vai gáy. Nhưng điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là không nên cố gắng xoay đầu, xoay cổ vì sẽ làm cơn đau thêm trầm trọng, nên nghỉ ngơi thư giãn để giảm bớt cơn đau.
Chúng ta có thể tham khảo một số những biện pháp sau đây:
1. Điều chỉnh tư thế: Không giữ tư thế quá lâu khi ngồi tại bàn làm việc & cần ngồi đúng cách (tham khảo trong hình bên dưới). Cứ sau khoảng 30 phút thì chúng ta nên đứng dậy vận động, thay đổi trạng thái cơ thể.
Khi ngủ nên sử dụng gối cao không quá 10cm & hạn chế nằm nghiêng một bên trong thời gian quá lâu.
2. Nghỉ ngơi, giảm stress: Nên ngủ đủ (7 - 8 tiếng mỗi ngày), không thức quá khuya (nên ngủ trước 23h).
3. Dinh dưỡng: Dinh dưỡng không phải là yếu tố chính để cắt giảm cơn đau nhưng sẽ bổ trợ rất tốt cho quá trình trị liệu đau cổ vai gáy.
4. Tập thể dục: Hoạt động thể dục thể thao vừa sức & đúng cách là một trong những biện pháp hiệu quả để trị liệu đau cổ vai gáy. Đặc biệt chúng ta cần thường xuyên áp dụng những bài tập liên quan đến vùng cổ vai gáy để tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng cho hệ thống gân cơ & dây chằng xung quanh cột sống cổ.
5. Chườm nóng, chườm lạnh: Việc chườm nóng/lạnh ở vùng cổ vai gáy cũng giúp giảm đi các cơn đau.
6. Massage, bấm huyệt trị liệu:
* Tham khảo Liệu trình Massage trị liệu Cổ Vai Gáy của nhà 2LeBelles Spa TẠI ĐÂY.