GÃY RỤNG TÓC - NGUYÊN NHÂN & CÁCH ĐIỀU TRỊ

GÃY RỤNG TÓC - NGUYÊN NHÂN & CÁCH ĐIỀU TRỊ
Ngày đăng: 04/05/2024 05:26 PM

    Chúng ta đều biết rằng, tất cả các tế bào trên cơ thể con người đều trải qua quy luật: Hình thành ---> Phát triển ---> Lão hóa ---> Đào thải (Chết tế bào) ---> Hình thành tế bào mới. Quá trình này diễn ra liên tục, nhờ đó mà cơ thể của chúng ta mới lớn lên.

    Tóc của chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật này. Mỗi ngày sợi tóc sẽ dài thêm trung bình khoảng 0,35mm, túc là khoảng 1cm/tháng. Chu kỳ sống của 1 sợi tóc vào khoảng từ 2 - 6 năm tùy theo sức khỏe của sợi tóc đó cũng như thể trạng sức khỏe của chủ nhân. Mỗi ngày có khoảng 30 - 100 sọi tóc bị rụng đi & cũng khoảng chừng đó sợi tóc mới được hình thành, ở những người trẻ tuổi thậm chí số tóc mới hình thành còn nhiều hơn lượng tóc bị rụng đi. Bạn không phải lo ngại vì điều này, bởi đây là hiện tượng Rụng tóc Sinh lý tự nhiên.

    Còn trường hợp, lượng tóc gãy rụng dù ít hay nhiều nhưng ta có cảm giác là tóc không hề mọc lại, bằng chứng là tóc của chúng ta mỏng đi mỗi ngày. Đây chính là lúc chúng ta cần phải quan tâm đến sức khỏe của mái tóc. Vì đó là dấu hiệu của Rụng tóc Bệnh lý.

    Rụng tóc Bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

    1. Thay đổi Nội tiết tố: Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh nở, đang trong giai đoạn mãn kinh (ở cả nam & nữ). Lúc này, nội tiết tố thay đổi đột ngột làm cho nang tóc co lại, suy yếu khiến cho tóc mọc chậm & dễ bị gãy rụng.
    2. Căng thẳng, stress, trầm cảm: Trong tình huống này, cơ thể sẽ sản sinh những gốc tự do gây hại cho nang tóc, bộ phận này sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi sớm làm ảnh hưởng đến tốc độ mọc tóc, thậm chí làm tóc bị gãy rụng nhiều hơn bình thường.
    3. Do Di truyền: Di truyền cũng là yếu tố để xem xét. Nếu trong nhà có người bị rụng tóc dẫn đến hói đầu thì khả năng cao con cái cũng sẽ gặp trường hợp tương tự.
    4. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại như: thuốc làm tan máu tụ, trị mụn giàu vitamin A, trị viêm khớp, gout, thuốc trầm cảm, trị bệnh tim hoặc tăng huyết áp, thuốc sử dụng trong hóa trị ung thư… có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên khi ngưng sử dụng những loại thuốc này, tóc sẽ nhanh chóng mọc trở lại.
    5. Nấm da đầu: Chủ yếu gặp ở trẻ em.
    6. Môi trường ô nhiễm: Không khí ô nhiễm, độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời sẽ làm tóc bị suy yếu, dễ gãy rụng.
    7. Do Hóa chất: Lạm dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc như: uốn, tẩy cũng có thể gây tổn hại tới tóc.
    8. Do nhiễm độc: Một số độc tố như: arsen, thalium, lithium, thủy ngân... có thể khiến tóc dễ gãy rụng.
    9. Chăm sóc tóc sai cách: Việc nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc có thể làm sợi tóc bị mỏng đi, suy yếu & dễ gãy rụng.
    10. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: Khẩu phần ăn thiếu sắt, biotin, protein làm cho các nang tóc không được cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng tóc, làm tóc bị suy yếu.
    11. Do tuổi tác: Quá trình lão hóa cơ thể khiến cho quá trình trao đổi chất có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm làm cho tóc cũng bị yếu, dễ gãy rụng.
    12. Ảnh hưởng của các bệnh mãn tính: Đái tháo đường, lupus, bệnh tuyến giáp, vảy nến da đầu... làm kìm hãm sự phát triển của nang tóc khiến tóc bị gãy rụng.
    13. Kéo hoặc tác động lực mạnh lên tóc: Việc giật tóc, nhổ tóc có thể dẫn đến mất nang tóc, nhiễm trùng, tổn thương da & làm rụng tóc vĩnh viễn.
    14. Hậu quả của hóa trị, xạ trị: Rụng tóc xảy ra do hậu quả thứ phát của việc sử dụng hóa trị và xạ trị. Mức độ rụng tóc sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc đang dùng, liều lượng và tần suất điều trị.

    Điều trị rụng tóc:

    Điều trị rụng tóc nhằm mục đích ngăn chặn rụng tóc và để tóc mọc trở lại, hoặc ít nhất là làm chậm lại quá trình rụng tóc. Tùy theo nguyên nhân gây rụng tóc để áp dụng biện pháp thích hợp.

    Các biện pháp điều trị rụng tóc phổ biến hiện nay:

    • Massage da đầu: Giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện sự phát triển của tóc.
    • Bổ sung Protein: Giúp tóc chắc khỏe & tái tạo tóc mới.
    • Bổ sung Sắt: Để tóc phát triển khỏe mạnh.
    • Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu có nguồn gốc thảo mộc giúp thúc đẩy mọc tóc như: gỗ tuyết tùng, oải hương, xạ hương, hương nhu...
    • Điều trị bằng thuốc: Thường sử dụng là Minoxidil (không cần kê đơn, dành cho cả nam và nữ), Finasteride (cần kê đơn, dành cho nam), Dutasteride (dành riêng cho nam), Thuốc tránh thai đường uống và Spironolactone (dành riêng cho nữ).
    • Phẫu thuật cấy tóc, cấy nang tóc.
    • Liệu pháp laser liều thấp: Đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) Hoa Kỳ cấp phép.
    • Tiêm huyết tương tiểu cầu giàu protein (PRP).
    • Lăn kim: Giúp đưa dưỡng chất vào sâu trong da đầu, kích thích các nang tóc phục hồi & tăng sinh trưởng.
    • Kết hợp nhiều phương pháp để tăng hiệu quả trị liệu.

    * Tham khảo Liệu trình CHĂM SÓC TÓC & DA ĐẦU 5 IN 1 của 2LeBelles Spa TẠI ĐÂY.

    0
    Map
    Zalo
    Hotline